Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

HAI SỐ 7 để làm chủ cảm xúc



Điểm khác biệt lớn nhất giữa những người thành công luôn đạt được những gì họ muốn và những người không thành công nằm ở chính khả năng làm chủ cảm xúc của mỗi người. 

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Chỉ số làm chủ cảm xúc của bạn là bao nhiêu?


* Làm chủ cảm xúc là một kỹ năng hoàn toàn có thể rèn luyện được. Nên trước hết, bạn cần phải đánh giá Chỉ số làm chủ cảm xúc (ECQ: Emotional Control Quotient) của bản thân và xác định mình nên bắt đầu điều chỉnh từ những hành vi nào.

* Sau đây là bảng câu hỏi đo lường chỉ số ECQ. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất với bản thân bạn trong hiện tại:

  1. Tôi tự đánh giá bản thân mình có khả năng làm chủ cảm xúc và luôn có thể hành động phù hợp trong những tình huống cấp bách:
a)    Không bao giờ   (1đ)
b)    Thỉnh thoảng   (2đ)
c)    Thường xuyên   (3đ)

  1. Tôi vận dụng những cảm xúc của mình một cách tích cực để được người khác tôn trọng, đồng thời truyền cảm hứng cho họ:
a)    Không bao giờ   (1đ)
b)    Thỉnh thoảng   (2đ)
c)    Thường xuyên   (3đ)

  1. Tôi đầu tư thời gian vào việc làm thế nào để giảm stress và tăng hiệu quả công việc: 
a)    Không bao giờ   (1đ)
b)    Thỉnh thoảng   (2đ)
c)    Thường xuyên   (3đ)

  1. Khi mâu thuẫn xảy ra, tôi hoàn toàn làm chủ được mọi cảm xúc có thể trỗi dậy trong tình huống đó:
a)    Không bao giờ   (1đ)
b)    Thỉnh thoảng   (2đ)
c)    Thường xuyên   (3đ)

  1. Cách thức tôi đối mặt với stress cho thấy tôi có nền tảng cảm xúc rất vững chắc:
a)    Không bao giờ   (1đ)
b)    Thỉnh thoảng   (2đ)
c)    Thường xuyên   (3đ)

  1. Tôi nhận thức được tầm quan trọng của cảm xúc trong mọi việc của cuộc sống và tôi luôn chủ động trong việc kiểm soát những mong muốn và động lực của bản thân:
a)    Không bao giờ   (1đ)
b)    Thỉnh thoảng   (2đ)
c)    Thường xuyên   (3đ)


KẾT QUẢ:

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Cảm xúc và làm chủ cảm xúc


* Cảm xúc là thuật ngữ chỉ tất cả những cảm nhận thuộc về cơ thể con người, bao gồm trạng thái, khí chất, tính cách, tâm tính và những động lực bên trong. Cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. 
* Cảm xúc con người có thể được phân loại thành một số nhóm chính phổ biến: 

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Vì sao chúng ta phải học cách làm chủ cảm xúc?


Bạn đã từng mất việc chỉ vì một phút không kiềm chế được cơn nóng giận vì những yêu cầu khắc nghiệt từ cấp trên?

Bạn đã từng đánh mất vài người bạn chỉ vì không thể giữ bình tĩnh trước những xung đột thường ngày?

Bạn đã từng thất bại trong tình yêu chỉ vì không biết cách kiểm soát những cảm xúc nhất thời?

Tuy nhiên, tôi khẳng định với bạn rằng đó là những vấn đề rất tự nhiên của con người. Chúng có thể xảy ra với bạn, với tôi, hay với bất kỳ ai. Tất cả vì chúng ta là con người, sở hữu cả lý trí và tình cảm. Lý trí giúp chúng ta tồn tại, nhưng tình cảm mới là thứ mang lại cho chúng ta một cuộc sống thực sự, với đầy đủ cung bậc cảm xúc hỉ-nộ-ái-ố.     

Kỹ năng làm chủ cảm xúc sẽ giúp bạn không những kiểm soát được cơn nóng giận của bản thân và tránh được những hành động đáng tiếc.

Làm chủ cảm xúc sẽ giúp bạn biết quẳng đi những lo lắng, những mâu thuẫn vụn vặt để duy trì những mối quan hệ bền chặt.

Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Kẻ mạnh là kẻ biết nở nụ cười thay cho cơn thịnh nộ.”

Làm chủ được cảm xúc, bạn sẽ chiến thắng được cái tôi tiêu cực của bản thân, có đủ bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn trong công việc, trong tình yêu, và trong cuộc sống nói chung. Nói cách khác, làm chủ cảm xúc chính là một trong những nền tảng căn bản cho mọi thành tựu và hạnh phúc trong cuộc đời chúng ta.

Những bài viết về làm chủ cảm xúc ở đây đã được tôi góp nhặt và dịch thuật từ nhiều nguồn đáng tin cậy với tinh thần làm việc nghiêm túc. Tôi mong muốn góp một chút sức mình trong việc chia sẻ những tri thức này, giúp mọi người nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của việc làm chủ cảm xúc để xây dựng cuộc sống một cách tốt đẹp và viên mãn hơn.

Xin cám ơn và chúc cho các bạn luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống!

Phan Nguyễn Khánh Đan