Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Cảm xúc và làm chủ cảm xúc


* Cảm xúc là thuật ngữ chỉ tất cả những cảm nhận thuộc về cơ thể con người, bao gồm trạng thái, khí chất, tính cách, tâm tính và những động lực bên trong. Cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. 
* Cảm xúc con người có thể được phân loại thành một số nhóm chính phổ biến: 

  • Vui sướng
  • Thỏa hiệp
  • Sợ hãi
  • Ngạc nhiên
  • Buồn bã
  • Khó chịu
  • Giận dữ
  • Đề phòng  

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không làm chủ được cảm xúc?
* Tất cả chúng ta đều có thể có những khoảnh khắc đáng tiếc khi để cảm xúc bộc lộ không đúng nơi, đúng chỗ.
* Bạn sẽ dễ bực bội khi một người đồng nghiệp không làm tròn phận sự nhưng vẫn được hưởng lương đều đặn. Hoặc bạn sẽ khó chịu với cấp trên khi họ giao cho bạn những việc quá sức. Thậm chí bạn có thể nổi nóng với chính bản thân mình vì đã không đủ dũng khí góp ý một người đồng đội mắc bệnh “chảnh”.
* Biểu hiện cảm xúc là một hoạt động bình thường của con người. Nhưng nếu bạn không biết cách ứng phó phù hợp với những cảm xúc của chính mình, mâu thuẫn sẽ nảy sinh. Stress, phản ứng thái quá, “giận cá chém thớt” là những hậu quả có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, tinh thần và hiệu suất làm việc của bạn.  


Làm chủ cảm xúc
* Là khả năng kiểm soát phản ứng của mỗi người trước những tình huống khác nhau trong cuộc sống. 
* Những người biết làm chủ cảm xúc có thể tương tác tốt – thay vì đối kháng - với những cảm nhận của chính bản thân họ. Họ có thể kiểm soát tốt những cảm xúc mãnh liệt mà vẫn bình tĩnh, không bị chi phối bởi trạng thái phức tạp hoặc quá khích, từ đó “miễn nhiễm” với các cảm xúc tiêu cực trong mọi tình huống.
* Làm chủ cảm xúc là một kỹ năng hoàn toàn có thể rèn luyện được.

(tổng hợp và dịch từ Internet) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét